banner logo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II MÔN GDCD11

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Trường THPT Phạm Phú Thứ

Tổ: Ngữ Văn – GDCD

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023

Môn: GDCD – Khối: 11

A. PHẦN LÝ THUYẾT

Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.

  1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

b) Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân.

- Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc.

*Tính nhân dân

   + Nhà nước của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.

   + Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

   + Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

*Tính dân tộc

   + Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.

   + Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

   + Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

c) Chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

- Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

  1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Mang bản chất giai cấp công nhân.

- Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

- Lấy hệ tư tưởng Mác –Lê-nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.

- Là nền dân chủ của nhân dân lao động.

- Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

  1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

*Nội dung cơ bản của dân chủ trong trong lĩnh vực chính trị

+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức CT-XH.

+ Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề của Nhà nước và địa phương.

+ Quyền được kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

+ Quyền được giám sát các hoạt động của nhà nước.

+ Quyền khiếu nại, tố cáo.* Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

*Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa

+ Quyền được tham gia vào đời sống xã hội.

+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn học, nghệ thuật của chính mình.

+ Quyền được sáng tác và phê bình nghệ thuật.

3. Những hình thức cơ bản của dân chủ

*Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.

*Dân chủ gián tiếp

Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.

Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

1. Chính sách dân số

a.

b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số

*Mục tiêu:

- Giảm tốc độ gia tăng dân số.

- Ổn định quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư hợp lí.

- Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn lực cho đất nước.

*Phương hướng:

- Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.

- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục.

- Nâng cao hiểu biết của người dân.

- Nhà nước đầu tư đúng mức, thực hiện xã hội hóa công tác dân số, tạo điều kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện tham gia công tác dân số.

2. Chính sách giải quyết việc làm

a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay

- Tình trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành thị.

  1. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm

*Mục tiêu:

- Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn

- Phát triển nguồn nhân lực

- Mở rộng thị trường lao động

- Giảm tỉ lệ thất nghiệp

- Tăng tỉ lệ người lao động qua đào tạo.

*Phương hướng:

- Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm

- Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số.

- Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.

- Động viên người thân và những người khác chấp hành.

- Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng đúng đắn nghề nghiệp.

Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

* Mục tiêu thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:

- Sử dụng hợp lý tài nguyên để bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ môi trường.

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao chất lượng môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

* Phương hướng thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:

- Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.

- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

- Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, tiếng ồn.

* Trách nhiệm của HS trong việc góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:

- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

1. Chính sách giáo dục vào đào tạo

a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

- Nâng cao dân trí.

- Đào tạo nhân lực.

- Bồi dưỡng nhân tài.

b. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

- Mở rộng quy mô giáo dục.

- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.

2. Chính sách khoa học và công nghệ

a) Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ

- Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

- Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chủ trương, chính scahs của Đảng và Nhà nước.

- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Nâng cao trình độ quản lý hiệu quả của hoạt động KH và CN.

b) Phương hướng cơ bản để phát triền KH và CN

+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.

+ Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

+ Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.

+ Tập trung và các nhiệm vụ trọng tâm.

3. Chính sách văn hóa

a. Nhiệm vụ của văn hóa

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Nâng cao hiểu biết và mực hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân…

4. Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GD-ĐT, KH-CN, văn hóa.

- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Ra sức trao dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức KH-KT hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Câu 1. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc điểm nào dưới đây?

A. Tính xã hội.                           B. Tính nhân dân.               

C. Tính giai cấp.                          D. Tính quần chúng.

Câu 2. Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở

A. pháp luật.                                 B. chính sách.                     

C. dư luận xã hội.                       D. niềm tin.

Câu 3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp

A.  nông dân.                   B. công nhân.            C. tri thức.                    D. tiểu thương.

Câu 4. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước

A. của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. của riêng giai cấp lãnh đạo.

C. của riêng những người lao động nghèo.

D. của riêng tầng lớp tri thức.

Câu 5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng

A. chính trị.         B. chính sách.                      C. đạo đức.                           D. pháp luật.

Câu 6. Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc.

B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam.

C. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình.

D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng.

Câu 7. Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc

A. nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

C. đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn.

D. nhân dân tích cực lao động vì đất nước.

Câu 8. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm

A. tính nhân dân và tính lãnh thổ.

B. tính nhân dân và tính giai cấp.

C. tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.

D. tính nhân dân và tính đoàn kết.      

Câu 9.  Nhà nước ta kế thừa và pháp huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện

A. tính giai cấp của Nhà nước.

B. tính nhân dân của Nhà nước.

C. tính dân tộc của Nhà nước.

D. tính cộng đồng của Nhà nước.

Câu 10. Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lập nên.

B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí.

C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.

D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Câu 11. Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất?

A. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị.

B. Chức năng tổ chức và xây dựng.

C. Chức năng đảm bảo trật tự, an ninh xã hội.

D. Chức năng tổ chức và giáo dục.

Câu 12. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

D. Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Câu 13. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của

A. các cơ quan.               B. lực lượng vũ trang.          C. nhà nước.              D. mọi công dân.

Câu 14. Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Mọi công đân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước.

B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước.

C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân.

D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước.

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước?

A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền.

D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người.

BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Câu 16. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ

A. của nhân dân lao động.                     B. của tất cả mọi người trong xã hội.

C. của những người lãnh đạo.              D. của giai cấp công nhân.

Câu 17. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ

A. phổ biến nhất trong lịch sử.             B. tuyệt đối nhất.

C. hoàn bị nhất.                                      D. rộng rãi nhất và triệt để nhất.

Câu 18. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với

A. đạo đức.                      B. pháp luật.              C. phong tục.                 D. truyền thống.

Câu 19. Một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở

A. quyền bình đẳng nam nữ.     B. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. quyền tự do kinh doanh.      D. quyền tự do lựa chọn nơi ở và làm việc.

Câu 20. Quyền nào dưới đây là một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Quyền sáng tác văn học.                  B. Quyền bình đẳng nam nữ.

C. Quyền tự do báo chí.                        D. Quyền lao động.

Câu 21. Quyền lao động thể hiện dân chủ trong lĩnh vực

A. kinh tế.                        B. văn hóa.                C. chính trị.                     D. xã hội.

Câu 22. Quyền phê bình văn học thể hiện dân chủ trong lĩnh vực

A. văn hóa.                      B. giáo dục.               C. chính trị.                     D. xã hội.

Câu 23.  Khẳng định nào dưới đây không đúng về nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.

B. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Công dân có quyền quyết định mọi vấn đề chung của Nhà nước.

D. Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Câu 24. Quyền nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?

A. Quyền được đảm bảo về mặt tinh thần khi không còn khả năng lao động.

B. Quyền được hưởng lợi ích từ sáng tạo nghệ thuật của mình.

C. Quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước.

D. Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Câu 25. Khẳng định nào dưới đây đúng về nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?

A. Công dân được tham gia vào đời sống văn hóa.

B. Công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước.

C. Công dân bình đẳng về cống hiến và hưởng thụ.

D. Công dân tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương.

Câu 26. Dân chủ trực tiếp là nhân dân tham gia trực tiếp quyết định công việc của

A. nhà nước.                    B. cá nhân.                C. công chức.                        D. nhân dân.

Câu 27. Hành vi nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp?

A. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường.

B. Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

C. Nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương.

D. Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật.

Câu 28. Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ để nhân dân bầu ra những người

A. có khả năng thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.

B. có trách nhiệm thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.

C. đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.

D. có chuyên môn thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.

Câu 29: Nội dung nào sau là biểu hiện dân chủ cơ bản trong lĩnh vực văn hóa?

   A. Quyền được chăm sóc sức khỏe.

   B. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tác văn học, nghệ thuật.

   C. Quyền được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

   D. Quyền được được học tập.

BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Câu 30. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là

A. sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số.

B. sớm ổn định quy mô, tốc độ dân số.

C. ổn định tốc độ dân số và cơ cấu dân số.

D. ổn định mức sinh tự nhiên.

Câu 31. Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?

A. Tăng cường bộ máy Nhà nước đối với công tác dân số.

B. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí đối với công tác dân số.

C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.

D. Phân bố dân số hợp lí.

Câu 32. Phân bố dân cư hợp lí là một trong những mục tiêu của

A. chính sách dân số.

B. chính sách giải quyết việc làm.

C. chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

D. chính sách quốc phòng an ninh.

Câu 33. Đảng, Nhà nước ta coi chính sách dân số là một yếu tố cơ bản để

A. giảm tốc độ tăng dân số.

B. ổn định quy mô dân số.

C. phát huy nhân tố con người.

D. nâng cao chất lượng cuộc sống toàn xã hội.

Câu 34. Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước?

A. Tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

B. Cung cấp các phương tiện tránh thai.

C. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

D. Cung cấp các dịch vụ dân số.

Câu 35. Chất lượng dân số được đánh giá bằng yếu tố nào dưới đây?

A. Tinh thần, niêm tin, mức sống.

B. Tinh thần, trí tuệ, di truyền.

C. Thể chất, tinh thần, nghề nghiệp.

D. Thể chất, trí tuệ, tinh thần.

Câu 36. Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước?

A. Cơn hơn cha là nhà có phúc.

B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính.

D. Đông con hơn nhiều của.

Câu 37. Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là

A. vấn đề rất bức xúc ở cả nông thôn và thành thị.

B. nội dung quan tâm ở các thành phố lớn.

C. điều đáng lo ngại ở các đô thị.

D. vấn đề cần giải quyết ở khu vực đồng bằng.

Câu 38. Biện pháp nào dưới đây là thực hiện chính sách giải quyết việc làm?

A. Mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo.

B. Mở rộng hệ thống trường lớp.

C. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí.

D. Nâng cao trình độ người lao động.

Câu 39. Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương giảm tốc độ tăng dân số, bở vì tăng dân số

A. ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước.

B. ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa đất nước.

C. ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

D. ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế của đất nước.

Câu 40. Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số nào dưới đây, biện pháp nào tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân?

A. nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí.

B. tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc.

C. tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số.

D. nhà nước chủ động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về dân số.

BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Câu 41: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là?

   A. Giữ nguyên tình trạng tài nguyên, không khai thác và sử dụng..

   B. Ngăn cấm các hoạt động có ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường.

   C. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

   D. Đưa công nghệ hiện đại vào khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Câu 42: Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước ta chủ trương

   A. Giữ gìn và phát huy các vườn quốc gia.

   B. Bảo vệ rừng đầu nguồn.

   C. Mở rộng diện tích rừng.

   D. Ngăn chặn việc săn bắt các loài động vật.

Câu 43. Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây?

   A. Chấm dứt tình trạng khái thác rừng bừa bãi.

   B. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng.

   C. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả.

   D. Mở rộng diện tích rừng.

Câu 44: Nội dung nào sau đây không thuộc về mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?

   A. Sử dụng hợp lí tài nguyên.

   B. Bảo tồn đa dạng sinh học.

   C. Nâng cao chất lượng môi trường.

   D. Giáo dục ý thức trách nhiệm cho nhân dân.

Câu 45: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững là

   A. mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

   B. phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

   C. ý nghĩa của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

   D. mục đích của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 46: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là

   A. Xây dựng nếp sống vệ sinh.

   B. Đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường.

   C. Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường.

   D. Thường xuyên giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Câu 47: Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?

   A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.

   B. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ..

   C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ

D. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Câu 48: Nội dung nảo dưới đây là phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

   A. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.

   B. Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng đang bị thu hẹp.

   C. Buông lỏng quản lí tài nguyên môi trường.

   D. Môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nặng nề.

BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA

Câu 49. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là

A. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.

B. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

C. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.

Câu 50. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm

A. đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân.

B. tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập.

C. tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức.

D. đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.

Câu 51. Các nước trên thế giới phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thế giới chủ yếu là nhờ

A. tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. không có chiến tranh.

C. nguồn nhân lực dồi dào.

D. sử dụng hiệu quả thành tựu của khoa học và công nghệ.

Câu 52.  Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm

A. tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới.

B. mở rộng quy mô giáo dục.

C. đa dạng hóa các hình thức giáo dục.

D. mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế.

Câu 53. Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là

A. yếu tố quyết định để phát triển đất nước.

B. nhân tố quan trọng trong chính sách của Nhà nước.

C. chính sách xã hội cơ bản.

D. quốc sách hàng đầu.

Câu 54. Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ là nhằm

A. khai thác mọi tiêm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.

B. tạo thị trường cho khoa học công nghệ phát triển.

C. tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng về khoa học và công nghệ.

D. nâng cao trình độ quản lí của hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu 55. Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học.

Câu 56. Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn là thể hiện

A. chủ trương giáo dục toàn diện.

B. công bằng xã hội trong giáo dục.

C. xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

D. sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo.

Câu 57. Nhà nước áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với sinh viên các trường cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn là thực hiện

A. xóa đói giảm nghèo trong giáo dục.

B. ưu tiên đầu tư giáo dục.

C. công bằng xã hội trong giáo dục.

D. xã hội hóa giáo dục.

Câu 58. Nhà nước cấp ngân sách xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục qua Chương trình kiên cố hóa trường học. việc làm này thể hiện phương hướng nào dưới đây?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Câu 59. Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở nước ta là

A. góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. phát triển nguồn nhân lực, cung cấp cho đất nước nguồn nhân lao động có chất lượng.

C. cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

D. thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống.

Câu 60. Một trong những phương hướng của chính sách khoa học và công nghệ ỏ nước ta hiện nay?

A. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

B. Nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ.

D. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.

Câu 61. Một trong những nội dung để xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ ở nước ta là

A. coi trọng việc nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.

B. hoàn thiện cơ sở pháp lí và hiệu lực thi hành pháp luật về sở hưu trí tuệ.

C. có chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài.

D. ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho các hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu 62. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?

A. Tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.

B. Khai thác mọi tiềm năng sang tạo trong nghiên cứu khoa học.

C. Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ phục vụ đời sống.

D. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

Câu 63. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục là nội dung cơ bản của phương hướng nào dưới đây?

A. mở rộng quy mô giáo dục.

B. ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

D. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Câu 64. Nhà nước có chính sách đúng đắn trong việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là nhằm

A. nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

B. ưu tiên đầu tiên cho giáo dục.

C. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

D. mở rộng quy mô giáo dục.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Một số người dân trong khu phố X thường xuyên bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định.

   a. Em có suy nghĩ gì về việc làm của một số người dân trong khu phố X?

   b. Nêu trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh không nhất thiết phải học lên đại học. Các bạn có thể tham gia học nghề và phát triển ngành, nghề truyền thống của địa phương. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 3: Trong chuyến tham quan học tập ở khu di tích lịch sử X, bạn A đã dùng bút viết tên mình lên một hiện vật của khu di tích.

   a. Theo em, việc làm của bạn A đã không thực hiện đúng phương hướng nào của chính sách văn hóa?

   b. Là học sinh, em cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương?

Câu 4: Hiện nay ở nước ta tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm không đúng ngành, nghề đã được đào tạo. Em sẽ làm gì để khi ra trường có thể tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho bản thân?

Câu 5: Theo em, các hiện tượng thiên nhiên bất thường và dịch bệnh lạ xuất hiện trong những năm gần đây ở VN và trên thế giới đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của, có liên quan gì đến việc bảo vệ môi trường của con người?

- HẾT -

TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

Ban biên tập Trang thông tin điện tử Trường THPT Phạm Phú Thứ

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM PHÚ THỨ

Điện thoại: 02363.793.223

Email: thptphamphuthu@gmail.com

Địa chỉ: Hòa Sơn - Huyện Hòa Vang - Thành phố Đà Nẵng.