banner logo

Tổ Lý - Công Nghệ

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỔ VẬT LÍ - CÔNG NGHỆ - NĂM HỌC 2024-2025

Bạn đánh giá: 1 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ

TỔ VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                             Đà Nẵng, ngày 03 tháng 9 năm 2024

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN VẬT LÍ, KHỐI: 10; 11; 12

  (Năm học 2024 - 2025)

 

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 22; Số học sinh: 994; Số lớp học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 12

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 07; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0; Đại học: 06 ; Trên đại học: 01

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 07; Khá: 0; Đạt: 0; Chưa đạt: 0

3. Thiết bị dạy học:

- Vật lí 10

STT

Bài

Thiết bị dạy học

Ghi chú

Chương I. Mở đầu

 

1

Bài 1. Làm quen với Vật lí

Dụng cụ làm thí nghiệm về sự bay hơi, sự rơi.

Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.

2

Bài 2. Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí

Biến áp, đồng hồ đo điện đa năng, vôn kế, ampe kế.

 

3

Bài 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo

Mỗi nhóm 01 xe đồ chơi chạy pin, thước, đồng hồ bấm giây.

Thực hiện ở PHBM khi có đủ điều kiện.

Chương II. Động học

 

4

Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động

01 bộ đo tốc độ chuyển động của viên bi thép.

 

5

Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động (tt)

Mỗi nhóm 01 bộ đo tốc độ chuyển động của viên bi thép.

Thực hiện ở PHBM khi có đủ điều kiện.

6

Bài 10. Sự rơi tự do

Hai tờ giấy phẳng, một viên bi bằng sắt, một viên bi bằng thủy tinh cùng kích thước.

 

7

Bài 11. Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do

Mỗi nhóm 1 bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do.

Thực hiện ở PHBM khi có đủ điều kiện.

8

Bài 12. Chuyển động ném

Thí nghiệm về chuyển động ném ngang.

Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.

Chương III. Động lực học

 

9

Bài 14. Định luật 1 Newton

Thí nghiệm với máng trượt có đệm không khí.

Thiết bị để minh họa các ví dụ hình 14.3, 14.5 SGK.

Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.

10

Bài 15. Định luật 2 Newton

 Thí nghiệm minh họa định luật 2 Newton.

 

11

Bài 16. Định luật 3 Newton

Hai lực kế. Thí nghiệm về sự tương tác giữa các vật theo hình 16.1 SGK.

Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.

12

Bài 17. Trọng lực và lực căng

Lực kế, quả nặng, sợi dây, tấm bìa phẳng.

Sợi dây, vật nặng.

 

13

Bài 18. Lực ma sát

Một vài mẩu gỗ, con lăn.Lực kế, mặt kính, mặt gỗ, mặt giấy nhám theo hình 18.4 SGK.

 

14

Bài 19. Lực cản và lực nâng

Hình vẽ một số loại ô tô, tàu thủy, máy bay...

 

15

Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Đĩa moment như hình 21.3 SGK.

 

16

Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Các vật dụng để diễn tả các hiện tượng như hình 21.7, 21.8 SGK

Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.

17

Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực

01 bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy, 01 bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực song song.

 

18

Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực (tt)

Mỗi nhóm 01 bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy, 01 bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực song song.

Thực hiện ở PHBM khi có đủ điều kiện.

Chương IV. Năng lượng, công, công suất

 

19

Bài 25. Động năng, thế năng

Hình 25.1, 25.2 trên giấy khổ lớn.

 

20

Bài 26. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Hình 26.1, 26.2 trên giấy khổ lớn. Con lắc đơn.

 

Chương V. Động lượng

21

Bài 28. Động lượng

Thiết bị để thực hiện thí nghiệm như hình 28.1 SGK.

Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.

22

Bài 29. Định luật bảo toàn động lượng

Thiết bị để thực hiện thí nghiệm như hình 29.1, 29.2 SGK.

Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.

23

Bài 29. Định luật bảo toàn động lượng (tt)

Thiết bị để thực hiện thí nghiệm như hình 29.3 SGK.

Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.

 

24

Bài 30. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm

01 bộ dụng cụ thí nghiệm xác định động lượng trước và sau va chạm.

 

25

Bài 30. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm (tt)

Mỗi nhóm 01 bộ dụng cụ thí nghiệm xác định động lượng trước và sau va chạm.

Thực hiện ở PHBM khi có đủ điều kiện.

Chương VI. Chuyển động tròn

26

Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Thiết bị để thực hiện thí nghiệm như hình 34.3, 34.4 SGK.

 

27

Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng (tt)

 Thiết bị để thực hiện thí nghiệm như hình 34.8 SGK.

 

- Vật lí 11

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

            1                   

- Con lắc lò xo, con lắc đơn               

01

Mô tả dao động

 

            2                   

- Video/phần mềm 3D mô phỏng dao động

01

Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng.

 

            3                   

- Video về hình ảnh sóng; Video về chuyển động của phần tử môi trường

01

Sóng và sự truyền sóng

 

            4                   

- Thiết bị giao thoa sóng nước; Thiết bị giao thoa ánh sáng

01

Giao thoa sóng

 

            5                   

- Thiết bị tạo sóng dừng

01

Sóng dừng

 

            6                   

- Thiết bị đo tần số sóng âm; Thiết bị đo tốc độ truyền âm

04

Thực hành đo tần số sóng âm và tốc độ truyền âm

 

            7                   

- Thiết bị thí nghiệm về điện tích

01

Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

 

            8                   

- Video về điện thế

01

Điện thế và thế năng điện

 

               9                   

- Video/Phần mềm 3D về tụ điện

01

Tụ điện

 

             10                  

- Video/Phần mềm 3D về tụ điện trong cuộc sống

01

Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

 

             11                  

- Video về cường độ điện trường

01

Dòng điện. Cường độ dòng điện

 

             12                  

- Phần mềm 3D mô phỏng cấu tạo của mạch điện

01

Nguồn điện

 

             13                  

- Thiết bị khảo sát nguồn điện

04

Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin

 

             14                  

- Video/Phần mềm 3D về trường hấp dẫn và thế hấp dẫn

01

Chuyên đề 1: trường hấp dẫn

 

- Vật lí 12

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Ti vi

01

Toàn chủ đề trong chương trình

 

2

Laptop

01

Toàn chủ đề trong chương trình

 

3

Loa

01

Toàn chủ đề trong chương trình

 

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập  

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Thực hành vật lí

01

Sử dụng cho 33 lớp học khi học tiết thực hành

 

2

Nhà đa năng

01

Sử dụng cho các tiết ngoại khóa, ngày hội STEM

 

3

Sân vận động

01

Sử dụng cho các tiết ngoại khóa, ngày hội STEM với quy mô toàn trường

 

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

- Vật lí 10

Tiết

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Chương I. Mở đầu

 

1

Bài 1. Làm quen với vật lí học

01

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của vật lí.

- Phân tích được Một số ảnh hưởng của vật lí đối với sự phát triển của công nghệ, đối với cuộc sống.

- Nêu được ví dụ về phương pháp thực nghiệm, phương pháp Mô hình trong vật lí.

- Bước đầu nhận biết được các Bước phát triển trong quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

- Biết được cách học môn vật lí.

2

Bài 2. Các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm vật lí

01

– Đọc và nhận biết các kí hiệu, thông số trên một số thiết bị thí nghiệm vật lí.
– Nêu được các quy tắc an toàn trong sử dụng các thiết bị thí nghiệm vật lí.

– Nhận biết được các nguy cơ mất an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm vật lí.
– Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm vật lí.

3,4

Bài 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo.

02

– Nhận biết được phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.

– Nêu được một số loại sai số đơn giản hay gặp khi đo các đại lượng vật lí.

– Nhận biết được một số nguyên nhân gây sai số khi tiến hành thí nghiệm vật lí.

– Tính được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối của phép đo.

– Ghi đúng kết quả phép đo và sai số phép đo.

Chương II. Động học

 

5,6

Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

02

– Định nghĩa được độ dịch chuyển.

– Nhận biết và phân biệt được độ dịch chuyển và quãng đường đi được.

– Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp của một vật tham gia hai chuyển động vuông góc với nhau.

– Biết sử dụng bản đồ dân dụng để xác định gần đúng quãng đường đi được và độ dịch chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong bản đồ.

7,8

Bài 5. Tốc độ và vận tốc

02

– Tính được tốc độ trung bình và hiểu được ý nghĩa của tốc độ này.

– Biết tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định. Tốc độ do tốc kế chỉ là tốc độ tức thời.

– Biết cách đo tốc độ trong đời sống và trong phòng thí nghiệm.

– Phát biểu được định nghĩa vận tốc và viết được công thức tính vận tốc.

- Phân biệt được tốc độ và vận tốc.

– Tổng hợp được hai vận tốc cùng phương và hai vận tốc vuông góc với nhau.

9,10

Bài 6. Thực hành: đo tốc độ của vật chuyển động

02

- Thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tốc độ trung bình và tốc độ tức thời chuyển động của viên bi thép bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

- Lắp ráp được được dụng cụ thí nghiệm để đo thời gian chuyển động của viên bi thép.

- Đo đường kính viên bi thép bằng thước cặp.

- Tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác.

- Xác định được sai số của phép đo.

11,12

Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển- thời gian

02

- Mô tả được chuyển động từ đồ thị của chuyển động.

- Vẽ được các đồ thị của chuyển động từ các số liệu đặc trưng cho chuyển động.

13

Bài 8. Chuyển động thẳng biến đổi. Gia tốc

01

- Thực hiện thí nghiệm và lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được công thức tính gia tốc; nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc.

14,15

Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều

02

- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng.

- Vận dụng đồ thị vận tốc - thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản.

- Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều (không được dùng tích phân).

- Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

16

Bài 10. Sự rơi tự do

01

- Thực hiện được một số thí nghiệm định tính để rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của vật

- Phát biểu được thế nào là rơi tự do.

- Nêu được các đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

17

Ôn tập giữa học kì 1

01

- Các yêu cầu cần đạt ở các mức độ nhận thức vật lí và vận dụng kiến thức kĩ năng giải thích, chứng minh một số vấn đề thực tiễn thực hiện với các nội dung đã học ở chương: mở đầu, động học.

18

Kiểm tra giữa học kì 1

01

- Theo ma trận và bản đặc tả

19,20

Bài 11. Thực hành: đo gia tốc rơi tự do

02

- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành.

21,22

Bài 12. Chuyển động ném

02

- Mô tả và giải thích được chuyển động khi vật có vận tốc không đổi theo một phương và có gia tốc không đổi theo phương vuông góc với phương này.

- Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu tìm điều kiện ném vật trong không khí ở độ cao nào đó để đạt độ cao hoặc tầm xa lớn nhất.

Chương III: Động lực học

 

23,24

Bài 13. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực

02

– Dùng hình vẽ tổng hợp được các lực tác dụng trên cùng một đường thẳng.

– Dùng hình vẽ phân tích được một lực thành các lực thành phần vuông góc.

– Phát biểu được quy tắc hình bình hành lực. Vẽ được hình vẽ thể hiện quy tắc này.

– Nêu được khái niệm về các lực cân bằng, không cân bằng.

25

Bài 14. Định luật 1 Newton

01

– Nhận biết được rằng lực không phải là yếu tố cần thiết để duy trì chuyển động của các vật.

– Phát biểu được định luật 1 Newton.

– Nhận biết được quán tính là một tính chất của các vật, thể hiện ở xu hướng bảo toàn vận tốc (về hướng và độ lớn) ngay cả khi không có lực tác dụng vào vật.

– Nêu được ví dụ về quán tính trong một số hiện tượng thực tế, trong đó một số trường hợp quán tính có lợi, một số trường hợp quán tính có hại.

– Viết và trình bày được đề tài về quán tính trong các tai nạn giao thông và cách phòng tránh.

26,27

Bài 15. Định luật 2 Newton

02

– Phát biểu và viết được công thức của định luật 2 Newton. Vận dụng được vào những bài toán đơn giản.

– Nêu được trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn của Trái Đất đặt vào vật. Trọng lượng (số đo độ lớn của trọng lực) được tính bằng công thức P = mg.

– Nêu được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

28,29

Bài 16. Định luật 3 Newton

02

– Phát biểu được định luật 3 Newton. Nêu được rằng tác dụng trong tự nhiên luôn là tác dụng tương hỗ (xảy ra theo hai chiều ngược nhau).

– Tìm được các ví dụ thực tế minh hoạ cho sự tác dụng tương hỗ giữa các vật.

– Vận dụng được định luật 3 Newton để giải thích một số hiện tượng thực tế.

– Nêu được các lực xuất hiện trong một hiện tượng thực tế. Chỉ ra được những cặp lực trực đối cân bằng và không cân bằng.

30

Bài 17. Trong lực và lực căng

01

– Mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ: trọng lực, lực căng của dây.

– Phát biểu được định nghĩa của trọng lực, trọng lượng. Viết và vận dụng được hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng.

– Tiến hành được thí nghiệm xác định trọng tâm của tấm phẳng, qua đó rút ra được kết luận về trọng tâm của vật có hình dạng đối xứng.

31,32

Bài 18. Lực ma sát

02

– Mô tả được bằng các ví dụ thực tiễn và biểu diễn được lực ma sát.

– Nêu được ví dụ về các loại lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn.

– Qua quan sát thí nghiệm, thảo luận và rút ra được những đặc điểm của lực ma sát trượt.

– Viết và vận dụng được công thức về độ lớn của lực ma sát.

– Lấy được ví dụ về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong đời sống.

33,34

Bài 20. Ví dụ giải các bài toán về động lực học

02

– Nêu được thế nào là phương pháp động lực học.

– Vận dụng được phương pháp động lực học để giải các bài toán cơ học đơn giản.

35

Ôn tập cuối kì 1

01

- Các yêu cầu cần đạt ở các mức độ nhận thức vật lí và vận dụng kiến thức kĩ năng giải thích, chứng minh một số vấn đề thực tiễn thực hiện với các nội dung đã học ở chương: mở đầu, động học, động lực học.

36

Kiểm tra cuối kì 1

01

- Theo ma trận và bản đặc tả

37

Bài 19. Lực cản và lực nâng

01

– Mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ: lực cản khi một vật chuyển động trong nước (hoặc trong không khí); lực nâng (đẩy lên trên) của nước.

– Thảo luận để nêu lên được kết luận độ lớn của lực cản phụ thuộc những yếu tố nào.

– Phân biệt được lực đẩy Archimede với lực nâng mà chất lưu tác dụng lên vật chuyển động.

38,39,40

Bài 21. Momen lực. Cân bằng của vật rắn

03

– Dùng hình vẽ, tổng hợp được các lực trên một mặt phẳng.

– Dùng hình vẽ, phân tích được một lực thành các lực thành phần vuông góc.

– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, tổng hợp được

hai lực đồng quy bằng dụng cụ thực hành.

– Nêu được khái niệm moment lực, moment ngẫu lực; Nêu được tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm quay vật.

– Phát biểu và được quy tắc moment cho một số trường hợp đơn giản trong thực tế.

– Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng: lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không và

tổng moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng không.

41,42

Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực

02

– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, tổng hợp được

hai lực song song bằng dụng cụ thực hành.

Chương IV. Công, năng lượng, công suất

 

43,44

Bài 23. Năng lượng. Công cơ học

02

– Chế tạo mô hình đơn giản minh hoạ được định luật bảo toàn năng lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau.

– Trình bày được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công.

– Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực,

nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1 J = 1 Nm); Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.

45,46

Bài 24. Công suất

02

– Từ một số tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa công suất.

– Vận dụng được mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực hiện công) với tích của lực và vận tốc trong một số tình huống thực tế.

47,48

Bài 25. Động năng. Thế năng

02

– Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng không, rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật.

– Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều, vận dụng được trong một số trường

hợp đơn giản.

49,50

Bài 26. Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng

02

– Phân tích được sự chuyển hoá động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản.

– Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường hợp đơn giản.

51,52

Bài 27. Hiệu suất

02

– Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa hiệu suất, vận dụng được hiệu suất trong một số trường hợp thực tế.

53

Ôn tập kiểm tra giữa học kì 2

01

- Các yêu cầu cần đạt ở các mức độ nhận thức vật lí và vận dụng kiến thức kĩ năng giải thích, chứng minh một số vấn đề thực tiễn thực hiện với các nội dung đã học ở chương: công, năng lượng, công suất

54

Kiểm tra giữa học kì 2

01

- Theo ma trận và bản đặc tả

Chương V. Động lượng

 

55,56

Bài 28. Động lượng

02

– Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng.

57,58

Bài 29. Định luật Bảo toàn động lượng

02

– Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.

– Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.

59,60

Bài 30. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm

02

– Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng (lực tổng hợp tác dụng lên vật là tốc độ thay đổi của động lượng của vật).

– Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.

– Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.

– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.

Chương VI. Chuyển động tròn

 

61,62

Bài 31. Động học của chuyển động tròn đều

02

– Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa radian và biểu diễn được độ dịch chuyển

góc theo radian.

– Vận dụng được khái niệm tốc độ góc.

63,64

Bài 32. Gia tốc hướng tâm và lực hướng tâm

02

– Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm

– Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm– Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế.

Chương VII. Biến dạng của vật rắn

 

65,66

Bài 33. Biến dạng của vật rắn

02

– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, tìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo, từ đó phát biểu được định luật Hooke.

– Vận dụng được định luật Hooke trong một số trường hợp đơn giản.

67,68

Bài 34. Khối lượng riêng, áp suất chất lỏng

02

– Nêu được khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó.

– Thành lập và vận dụng được phương trình Δp = ρgΔh trong một số trường hợp đơn giản; đề xuất thiết kế được mô hình minh hoạ.

69

Ôn tập cuối kì 2

01

- Học sinh hệ thống lại được các kiến thức cơ bản của học kỳ 2

- Học sinh làm được các bài tập trắc nghiệm tổng hợp kiến thức học kỳ 2

- Học sinh nêu lại được các dạng bài tập trọng tâm liên quan đến kiến thức học kỳ 2

- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải các bài tập tự luận trong phiếu học tập

70

Kiểm tra cuối kì 2

01

- Theo ma trận và bản đặc tả

- Vật lí 11

Tiết

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Chương I. Dao động điều hoà

 

1,2

Bài 1. Dao động điều hoà

02

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

- Dùng đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.

3,4

Bài 2. Mô tả dao động điều hòa

02

Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.

5,6

Bài 3. Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hoà

02

Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.

7,8

Bài 4. Bài toán về dao động điều hòa

02

Vận dụng được các phương trình về li độ và vận tốc, gia tốc của dao động điều hoà.

9,10

Bài 5. Động năng. Thế năng. Sự chuyển hoá năng lượng trong dao động điều hoà.

02

- Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để mô tả được sự chuyển hoá động năng và thế năng trong dao động điều hoà.

- Mô tả được sự trao đổi giữa động năng và thế năng của hệ bằng công thức và đồ thị.

11,12

Bài 6. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

02

- Nêu được ví dụ thực tế về dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng.

- Thảo luận, đánh giá được sự có lợi hay có hại của cộng hưởng trong một số trường hợp cụ thể.

13,14

Bài 7. Bài toán về sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng trong dao động điều hoà

02

- Vận dụng được các phương trình về li độ và vận tốc, gia tốc của dao động điều hoà.

- Vận dụng được phương trình a = -ω2x của dao động điều hòa.

- Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để mô tả được sự chuyển hoá động năng và thế năng trong dao động điều hoà.

15

Ôn tập giữa kì học kì 1

01

- Các yêu cầu cần đạt ở các mức độ nhận thức vật lí và vận dụng kiến thức kĩ năng giải thích, chứng minh một số vấn đề thực tiễn thực hiện với các nội dung đã học ở chương: Dao động điều hòa

16

Kiểm tra giữa học kì 1

01

Theo ma trận và bản đặc tả

Chương II. Sóng

 

17,18

Bài 8. Mô tả sóng

02

- Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.

- Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được biểu thức v = λ.f

- Vận dụng được biểu thức v = λ.f

- Nêu được ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng.

- Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.

- Thực hiện thí nghiệm (hoặc sử dụng tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.

19,20

Bài 9. Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ

02

Quan sát hình ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện) về chuyển động của phần tử môi trường, thảo luận để so sánh được sóng dọc và sóng ngang.

21,22

Bài 10. Thực hành đo tần số của sóng âm

02

Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tần số của sóng âm bằng dao động kí hoặc dụng cụ thực hành.

23,24

Bài 11. Sóng điện từ

02

- Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền với cùng tốc độ.

- Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện từ.

25,26

Bài 12. Giao thoa sóng

02

- Thực hiện (hoặc mô tả) được thí nghiệm chứng minh sự giao thoa hai sóng kết hợp bằng dụng cụ thực hành sử dụng sóng nước (hoặc sóng ánh sáng).

- Phân tích, đánh giá kết quả thu được từ thí nghiệm, nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao thoa.

- Vận dụng được biểu thức i = λD/a cho giao thoa ánh sáng qua hai khe hẹp.

27,28

Bài 13. Sóng dừng

02

- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng dừng và giải thích được sự hình thành sóng dừng.

- Sử dụng hình ảnh (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), xác định được nút và bụng của sóng dừng.

- Sử dụng các cách biểu diễn đại số và đồ thị để phân tích, xác định được vị trí nút và bụng của  sóng dừng.

29,30

Bài 14. Bài tập về sóng

02

- Vận dụng được biểu thức v = λ.f

- Vận dụng được biểu thức i = λD/a cho giao thoa ánh sáng qua hai khe hẹp.

31,32

Bài 15. Thực hành đo tốc độ truyền âm

02

Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tốc độ truyền âm bằng dụng cụ thực hành.

33

Ôn tập cuối kì 1

01

- Các yêu cầu cần đạt ở các mức độ nhận thức vật lí và vận dụng kiến thức kĩ năng giải thích, chứng minh một số vấn đề thực tiễn thực hiện với các nội dung đã học ở chương: Dao động; Sóng

34

Kiểm tra cuối kì 1

01

Theo ma trận và bản đặc tả

Chương III. Điện trường

35,36

Bài 16. Lực tương tác giữa hai điện tích

02

- Thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế, mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác.

- Phát biểu được định luật Coulomb và nêu được đơn vị đo điện tích.

- Sử dụng biểu thức F = q1q2/4πεor2, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

37,38,39

Bài 17. Khái niệm điện trường

03

- Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Sử dụng biểu thức E = Q/4πεor2, tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.

- Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm được đo bằng tỉ số giữa lực tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích đó.

40,41,42

Bài 18. Điện trường đều

03

- Dùng dụng cụ tạo ra (hoặc vẽ) được điện phổ trong một số trường hợp đơn giản.

- Vận dụng được biểu thức E = Q/4πεor2.

- Sử dụng biểu thức E = U/d, tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.

- Thảo luận để mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức và nêu được ví dụ về ứng dụng của hiện tượng này.

43,44,45

Bài 19. Thế năng điện

03

Thảo luận qua quan sát hình ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện) nêu được thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét.

46,47,48

Bài 20. Điện thế

03

- Thảo luận qua quan sát hình ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện) nêu được điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó.

- Vận dụng được mối liên hệ thế năng điện với điện thế, V = A/q; mối liên hệ cường độ điện trường với điện thế.

49,50,51,52

Bài 21. Tụ điện

04

- Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara).

- Vận dụng được (không yêu cầu thiết lập) công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

- Thảo luận để xây dựng được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

- Lựa chọn và sử dụng thông tin để xây dựng được báo cáo tìm hiểu một số ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.

53

Ôn tập giữa học kì 2

01

- Các yêu cầu cần đạt ở các mức độ nhận thức vật lí và vận dụng kiến thức kĩ năng giải thích, chứng minh một số vấn đề thực tiễn thực hiện với các nội dung đã học ở chương: Điện trường

54

Kiểm tra giữa học kì 2

01

Theo ma trận và bản đặc tả

Chương IV. Dòng điện, mạch điện 

 

55,56,57

Bài 22. Cường độ dòng điện

03

- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa vào tài liệu đa phương tiện), nêu được cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được xác định bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

- Vận dụng được biểu thức I = Snve cho dây dẫn có dòng điện, với n là mật độ hạt mang điện, S là tiết diện thẳng của dây, v là tốc độ dịch chuyển của hạt mang điện tích e.

- Định nghĩa được đơn vị đo điện lượng Coulomb là lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi có cường độ dòng điện 1 A chạy qua dây dẫn.

58,59,60

Bài 23. Điện trở - Định luật Ôm

03

- Định nghĩa được điện trở, đơn vị đo điện trở và nêu được các nguyên nhân chính gây ra điện trở.

- Vẽ phác và thảo luận được về đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại ở nhiệt độ xác định.

- Mô tả được sơ lược ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở của đèn sợi đốt, điện trở nhiệt (thermistor).

- Phát biểu được định luật Ohm cho vật dẫn kim loại.

61,62,63

Bài 24. Nguồn điện

03

- Định nghĩa được suất điện động qua năng lượng dịch chuyển một điện tích đơn vị theo vòng kín.

- Mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.

- So sánh được suất điện động và hiệu điện thế.

64,65,66

Bài 25. Năng lượng điện. Công suất điện

03

- Nêu được năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển các điện tích; công suất tiêu thụ năng lượng điện của một đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

- Tính được năng lượng điện và công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch.

67,68

Bài 26. Thực hành đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa

02

Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được suất điện động và điện trở trong của pin hoặc acquy (battery hoặc accumulator) bằng dụng cụ thực hành.

69

Ôn tập cuối học kì 2

01

- Các yêu cầu cần đạt ở các mức độ nhận thức vật lí và vận dụng kiến thức kĩ năng giải thích, chứng minh một số vấn đề thực tiễn thực hiện với các nội dung đã học ở chương: Điện trường; Dòng điện mạch điện

70

Kiểm tra cuối học kì 2

01

Theo ma trận và bản đặc tả

- Vật lí 12

Tiết

Tên bài học/Chủ đề

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

 

CHƯƠNG 1. VẬT LÍ NHIỆT (18 tiết)

1,2

Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

02

-Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

-Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hoá hơi.

 

3,4,5

Bài 2: Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học

03

-Thực hiện thí nghiệm, nêu được: mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học.

-Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học trong một số trường hợp đơn giản.

 

6,7

Bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ - Nhiệt kế

02

-Thực hiện thí nghiệm đơn giản, thảo luận để nêu được sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật tiếp xúc nhau có thể cho ta biết chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng; từ đó nêu được khi hai vật tiếp xúc với nhau, ở cùng nhiệt độ, sẽ không có sự truyền năng lượng nhiệt giữa chúng.

-Thảo luận để nêu được mỗi độ chia (1oC) trong thang Celsius bằng 1/100 của khoảng cách giữa nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn), mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng 1/(273,16) của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn).

-Nêu được nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó tất cả các chất có động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hoặc nguyên tử bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu.

-Chuyển đổi được nhiệt độ đo theo thang Celsius sang nhiệt độ đo theo thang Kelvin và ngược lại.

 

8,9

Bài 4: Nhiệt dung riêng

02

-Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng.

-Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt dung riêng bằng dụng cụ thực hành.

-Giải thích được các hiện tượng, làm được các bài tập có liên quan đến nhiệt dung riêng.

 

10,11

Bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng

02

-Nêu được định nghĩa nhiệt nóng chảy riêng.

-Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt nóng chảy riêng bằng dụng cụ thực hành.

-Giải thích được các hiện tượng, làm được các bài tập có liên quan đến nhiệt nóng chảy riêng.

 

12,13

Bài 6: Nhiệt hóa hơi riêng

02

-Nêu được định nghĩa nhiệt hoá hơi riêng.

-Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt hoá hơi riêng bằng dụng cụ thực hành.

-Giải thích được các hiện tượng, làm được các bài tập có liên quan đến nhiệt hóa hơi riêng.

 

14,15

Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt

02

-Trình bày được những kiến thức cơ bản đã học trong Chương I Vật lí nhiệt.

-Biết cách giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến các kiến thức của chương.

 

16,17

Ôn tập chương 1

02

-Củng cố và hệ thống hóa kiến thức chương I

-Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học chương I để áp dụng vào việc giải các bài tập trắc nghiệm, tự luận và các vấn đề liên quan trong thực tiễn.

 

18

Kiểm tra giữa học kì 1

01

Yêu cầu cần đạt của chương I

 

CHƯƠNG 2. KHÍ LÍ TƯỞNG (18 tiết)

19,20

Bài 8: Mô hình động học phân tử chất khí

02

-Phân tích mô hình chuyển động Brown, nêu được các phân tử trong chất khí chuyển động hỗn loạn.

-Từ các kết quả thực nghiệm hoặc mô hình, thảo luận để nêu được các giả thuyết của thuyết động học phân tử chất khí.

 

21,22,23

Bài 9: Định luật Boyle

03

-Nêu được ba thông số p, V, T xác định trạng thái của một khối khí xác định.

-Trả lời được thế nào quá trình biến đổi trạng thái, quá trình đẳng nhiệt.

-Thực hiện thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt độ của một khối lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.

-Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức định luật Boyle.

-Vẽ được đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ p – V.

-Vận dụng định luật Boyle giải được một số bài tập đơn giản và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống.

 

24,25,26

Bài 10: Định luật Charles

03

-Định nghĩa được quá trình đẳng áp.

-Thực hiện thí nghiệm minh hoạ được định luật Charles: Khi giữ không đổi áp suất của một khối lượng khí xác định thì thể tích của khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó.

-Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức định luật Charles.

-Nêu được ý nghĩa của độ không tuyệt đối.

-Vận dụng định luật Charles giải được một số bài tập đơn giản và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống.

 

27,28

Bài 11: Phương trình trạng thái khí lí tưởng

02

-Bằng kiến thức cũ về quá trình đẳng nhiệt và đẳng áp, HS thiết lập được mối liên hệ p, V, T của một khối khí lí tưởng xác định.

-Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

-Viết được phương trình Claperon.

-Tính toán để tìm được hằng số khí lí tưởng R = 8,31 J/mol.K.

-Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng giải được một số bài tập.

-Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng giải thích được một số hiện tượng đơn giản, giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thiết bị như bóng thám không, túi khí trong xe ô tô,...

 

29,30,31

Bài 12: Áp suất khí theo mô hình động học phân tử. Quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ

03

- Giải thích được chuyển động của các phân tử ảnh hưởng như thế nào đến áp suất tác dụng lên thành bình và từ đó rút ra được hệ thức  với n là số phân tử trong một đơn vị thể tích

(dùng mô hình va chạm một chiều đơn giản, rồi mở rộng ra cho trường hợp ba chiều bằng cách sử dụng hệ thức  không yêu cầu chứng minh một cách chính xác và chi tiết).

- Nêu được biểu thức hằng số Boltzmann, k = R/NA.

- So sánh  với pV = nRT, rút ra được động năng tịnh tiến trung bình của phân tử tỉ lệ với nhiệt độ T

 

32,33

Bài 13: Bài tập về khí lí tưởng

02

- Vận dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng giải thích được hiện tượng, nguyên lí hoạt động của một số thiết bị trong cuộc sống.

-Áp dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng để giải một số bài tập định lượng: tính toán tìm đại lượng, bài tập liên quan đến đồ thị...

-Phân tích được bảng số liệu nghiên cứu một quá trình biến đổi trạng thái nào đó (như quá trình đẳng áp, đẳng nhiệt, đẳng tích) để tìm ra quy luật, xử lí được số liệu, rút ra kết luận, vẽ được đồ thị.

 

34,35

Ôn tập cuối học kì 1

02

- Củng cố và hệ thống hóa kiến thức chương 1,2.

-Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học chương 1,2 để áp dụng vào việc giải các bài tập trắc nghiệm, tự luận và các vấn đề liên quan trong thực tiễn.

 

36

Kiểm tra cuối học kì 1

01

Yêu cầu cần đạt của chương 1 và chương 2

 

CHƯƠNG 3. TỪ TRƯỜNG (18 tiết)

37,38

Bài 14: Từ trường

02

-Thực hiện thí nghiệm tạo ra được các đường sức từ bằng các dụng cụ đơn giản.

-Nêu được từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng của vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.

 

39,40

Bài 15: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ

02

-Thực hiện thí nghiệm để mô tả được hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường.

-Xác định được độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường.

-Định nghĩa được cảm ứng từ B và đơn vị tesla.

-Nêu được đơn vị cơ bản và dẫn xuất để đo các đại lượng từ.

-Thảo luận để thiết kế phương án, lựa chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả      được phương pháp đo) cảm ứng từ bằng cân “dòng điện”.

-Vận dụng được biểu thức tính lực F = BILsinθ.

 

41,42,43

Bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ

03

-Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber.

-Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện từ.

-Vận dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ.

-Giải thích được một số ứng dụng đơn giản của hiện tượng cảm ứng điện từ.

 

44,45,46

Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

03

-Thảo luận để thiết kế phương án (hoặc mô tả được phương pháp) tạo ra dòng điện xoay chiều.

-Nêu được: chu kì, tần số, giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp   xoay chiều.

 

47

Bài 18: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ

01

-Thảo luận để nêu được một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều trong cuộc sống.

 

48,49

Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ

02

-Mô tả được mô hình sóng điện từ và ứng dụng để giải thích sự tạo thành và lan truyền của các  sóng điện từ trong thang sóng điện từ.

 

50,51

Bài 20: Bài tập về từ trường

02

-Trình bày được nội dung kiến thức của phần Từ trường: Mô tả từ trường, lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện; cảm ứng điện từ; dòng điện xoay chiều; sóng điện từ.

-Áp dụng các nội dung kiến thức để giải các bài tập ví dụ và bài tập.

 

 52,53

Ôn tập chương 3

02

-Củng cố và hệ thống hóa kiến thức chương 3.

-Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học chương 3 để áp dụng vào việc giải các bài tập trắc nghiệm, tự luận và các vấn đề liên quan trong thực tiễn.

 

54

Kiểm tra giữa học kì 2

01

Yêu cầu cần đạt của chương 3.

 

CHƯƠNG 4. VẬT LÍ HẠT NHÂN (16 tiết)

55,56

Bài 21: Cấu trúc hạt nhân

02

-Rút ra được sự tồn tại và đánh giá được kích thước của hạt nhân từ phân tích kết quả thí nghiệm  tán xạ hạt α.

-Biểu diễn được kí hiệu hạt nhân của nguyên tử bằng số nucleon và số proton.

-Mô tả được mô hình đơn giản của nguyên tử gồm proton, neutron và electron.

 

57,58,59

Bài 22: Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết

03

-Viết được đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn giản.

-Thảo luận hệ thức E = mc2, nêu được liên hệ giữa khối lượng và năng lượng.

-Nêu được mối liên hệ giữa năng lượng liên kết riêng và độ bền vững của hạt nhân.

-Nêu được sự phân hạch và sự tổng hợp hạt nhân.

 

60,61,62,63

Bài 23: Hiện tượng phóng xạ

04

-Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ.

-Định nghĩa được độ phóng xạ, hằng số phóng xạ và vận dụng được liên hệ H = λN.

-Vận dụng được công thức x = x0elt, với x là độ phóng xạ, số hạt chưa phân rã hoặc tốc độ số hạt             đếm được.

-Định nghĩa được chu kì bán rã.

-Mô tả được sơ lược một số tính chất của các phóng xạ α, β và γ.

-Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo.

-Nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ; tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ.

 

64,65

Bài 24: Công nghiệp hạt nhân

02

-Thảo luận để đánh giá được vai trò của một số ngành công nghiệp hạt nhân trong đời sống.

 

66,67

Bài 25: Bài tập về vật lí hạt nhân

02

-Trình bày được nội dung kiến thức của phần Vật lí hạt nhân: Cấu trúc hạt nhân, phóng xạ và ứng dụng công nghiệp hạt nhân.

-Áp dụng các nội dung kiến thức để giải các bài tập ví dụ và bài tập.

 

68,69

Ôn tập cuối học kì 2

02

-Củng cố và hệ thống hóa kiến thức chương 3,4.

-Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học chương 3,4 để áp dụng vào việc giải các bài tập trắc nghiệm, tự luận và các vấn đề liên quan trong thực tiễn.

 

70

Kiểm tra cuối học kì 2

01

Yêu cầu cần đạt của chương 3 và chương 4

 

2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)

- Vật lí 10

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ (10 tiết )

1

Bài 1. Sơ lược về sự phát triển của vật lí học

04

Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập để:

+ Nêu được sơ lược sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.

+ Nêu được sơ lược vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học.

+ Liệt kê được một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển.

+ Nêu được sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX, tiền đề cho sự ra đời của vật lí hiện đại.

+ Liệt kê được một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.

2

Bài 2. Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học

03

Nêu được đối tượng nghiên cứu; liệt kê được một vài mô hình lí thuyết đơn giản, một số phương pháp thực nghiệm của một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.

Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập tìm hiểu về các mô hình, lí thuyết khoa học đã phát triển và được áp dụng để cải thiện các công nghệ hiện tại cũng như phát triển các công nghệ mới.

3

Bài 3. Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề

03

Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong một số lĩnh vực (Quân sự; Công nghiệp hạt nhân; Khí tượng; Nông nghiệp, Lâm nghiệp; Tài chính; Điện tử; Cơ khí, tự động hoá; Thông tin, truyền thông; Nghiên cứu khoa học)

CHUYÊN Đ2. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (10 tiết )

4

Bài 4. Xác định phương hướng

03

Xác định được trên bản đồ sao (hoặc bằng dụng cụ thực hành) vị trí của các chòm sao: Gấu Lớn, Gấu Nhỏ, Thiên Hậu.

Xác định được vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao.

5

Bài 5. Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

04

Sử dụng mô hình hệ Mặt Trời, thảo luận để nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thuỷ tinh trên nền trời sao.

Dùng mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thuỷ tinh trên nền trời sao.

6

Bài 6. Nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều

03

Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ lược và định tính các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều

CHUYÊN ĐỀ 3. VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (15 tiết)

7

Bài 7. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

04

Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập tìm hiểu:

+ Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia.

+ Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

8

Bài 8. Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với Việt Nam

04

Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập tìm hiểu:

+ Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với môi trường, kinh tế và khí hậu Việt Nam

9

Bài 9. Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường

04

Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập tìm hiểu:

+ Sơ lược về các chất ô nhiễm trong nhiên liệu hoá thạch, mưa acid, năng lượng hạt nhân, sự suy giảm tầng ozone, sự biến đổi khí hậu

10

Bài 10. Năng lượng tái tạo và một số công nghệ thu năng lượng tái tạo

03

Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập tìm hiểu:

+ Phân loại năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo.

+ Vai trò của năng lượng tái tạo.

+ Một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo

- Vật lí 11

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

CHUYÊN ĐỀ 1: TRƯỜNG HẤP DẪN (15 tiết)

     1                  

Bài 1. Trường hấp dẫn

05

- Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.

-Thảo luận (qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện), nêu được: Mọi vật có khối lượng đều tạo ra một trường hấp dẫn xung quanh nó; Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong nó.

- Nêu được: Khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng nhất, khối lượng của quả cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó.

- Vận dụng được định luật Newton về hấp dẫn F=Gm1m2/r2 cho một số trường hợp chuyển động đơn giản trong trường hấp dẫn.

     2                  

Bài 2. Cường độ trường hấp dẫn

05

- Nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.

- Từ định luật hấp dẫn và định nghĩa cường độ trường hấp dẫn, rút ra được phương trình g = GM/r2 cho trường hợp đơn giản.

- Vận dụng được phương trình g = GM/r2 để đánh giá một số hiện tượng đơn giản về trường hấp dẫn.

- Nêu được tại mỗi vị trí ở gần bề mặt của Trái Đất, trong một phạm vi độ cao không lớn lắm, g là hằng số.

     3                  

Bài 3. Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn

05

- Thảo luận (qua hình ảnh, tài liệu đa phương tiện) để nêu được định nghĩa thế hấp dẫn tại một điểm trong trường hấp dẫn.

- Vận dụng được phương trình ϕ = – GM/r trong trường hợp đơn giản.

- Giải thích được sơ lược chuyển động của vệ tinh địa tĩnh, rút ra được công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1.

CHUYÊN ĐỀ 2. TRUYỀN THÔNG TIN BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN (10 tiết)

    4                  

Bài 4. Biến điệu

03

- So sánh được biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM).

- Liệt kê được tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông khác nhau.

- Thảo luận để rút ra được ưu, nhược điểm tương đối của kênh AM và kênh FM.

    5                  

Bài 5. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số

04

- Mô tả được các ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự.

- Thảo luận để rút ra được: sự truyền giọng nói hoặc âm nhạc liên quan đến chuyển đổi tương tự – số (ADC) trước khi truyền và chuyển đổi số – tương tự (DAC) khi nhận.

- Mô tả được sơ lược hệ thống truyền kĩ thuật số về chuyển đổi tương tự – số và số – tương tự.

    6                  

Bài 6. Suy giảm tín hiệu

03

- Thảo luận được ảnh hưởng của sự suy giảm tín hiệu đến chất lượng tín hiệu được truyền; nêu được độ suy giảm tín hiệu tính theo dB và tính theo dB trên một đơn vị độ dài.

CHUYÊN ĐỀ 3. MỞ ĐẦU ĐIỆN TỬ HỌC (10 tiết)

    7                  

Bài 7. Cảm biến

03

- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Dự án tìm hiểu: Phân loại cảm biến (sensor) theo: nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng, hiệu quả kinh tế.

- Tham quan thực tế (hoặc qua tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được một số ứng dụng chính của thiết bị cảm biến và nguyên tắc hoạt động của thiết bị cảm biến.

    8                  

Bài 8. Bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra

04

- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Dự án tìm hiểu:

+ Nguyên tắc hoạt động của: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt.

+ Nguyên tắc hoạt động của sensor sử dụng: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt.

+ Tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán (op-amp) lí tưởng.

+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp – relays.

+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp – LEDs (light-emitting diode).

+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp – CMs (calibrated meter).

    9                  

Bài 9. Mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra

03

- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Dự án tìm hiểu ba thiết bị đầu ra.

- Thiết kế được một số mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra.

         

- Vật lí 12

STT

Tên chuyên đề

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

CHUYÊN ĐỀ 1. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU (10 tiết)

1

Bài 1: Đặc trưng của dòng điện xoay chiều

 

02

-Thảo luận để thiết kế phương án, chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả được phương pháp đo): tần số, điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành.

-Nêu được: công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần bằng một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin (chạy qua điện trở thuần này).

-Mô tả được bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị: cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều; so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại.

2

Bài 2: Đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp

03

-Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng dụng cụ thực hành

3

Bài 3: Máy biến áp

03

-Nêu được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.

-Nêu được ưu điểm của dòng điện và điện áp xoay chiều trong truyền tải năng lượng điện về phương diện khoa học và kinh tế.

-Thảo luận để đánh giá được vai trò của máy biến áp trong việc giảm hao phí năng lượng điện khi truyền dòng điện đi xa.

4

Bài 4: Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

02

-Thực hiện thí nghiệm, vẽ được đồ thị biểu diễn quan hệ giữa dòng điện chạy qua diode bán dẫn và điện áp giữa hai cực của nó.

-Vẽ được mạch chỉnh lưu nửa chu kì sử dụng diode.

-Vẽ được mạch chỉnh lưu cả chu kì sử dụng cầu chỉnh lưu.

-So sánh được đồ thị chỉnh lưu nửa chu kì và chỉnh lưu cả chu kì.

CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG VẬT LÍ TRONG CHẨN ĐOÁN Y HỌC (10 tiết)

5

Bài 5: Tia X

 

02

-Nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X.

-Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học.

6

Bài 6: Chụp X quang. Chụp cắt lớp

03

-Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X.

-Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản.

7

Bài 7: Siêu âm

03

-Nêu được sơ lược cách tạo siêu âm.

-Nêu được sơ lược cách tạo ra hình ảnh siêu âm các cấu trúc bên trong cơ thể.

-Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để đánh giá được vai trò của siêu âm trong đời sống và trong khoa học.

8

Bài 8: Chụp cộng hưởng từ

02

-Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp.

-Thực hiện dự án hay đề tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.

-Nêu được sơ lược nguyên lí chụp cộng hưởng từ.

CHUYÊN ĐỀ 3. VẬT LÍ LƯỢNG TỬ (15 tiết)

9

Bài 9: Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

04

-Nêu được tính lượng tử của bức xạ điện từ, năng lượng photon.

-Vận dụng được công thức tính năng lượng photon, E = hf.

-Nêu được hiệu ứng quang điện là bằng chứng cho tính chất hạt của bức xạ điện từ, giao thoa và              nhiễu xạ là bằng chứng cho tính chất sóng của bức xạ điện từ.

-Mô tả được khái niệm giới hạn quang điện, công thoát.

-Giải thích được hiệu ứng quang điện dựa trên năng lượng photon và công thoát.

-Giải thích được: động năng ban đầu cực đại của quang điện tử không phụ thuộc cường độ chùm             sáng, cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ với cường độ chùm sáng chiếu vào.

-Vận dụng được phương trình Einstein để giải thích các định luật quang điện.

-Ước lượng được năng lượng của các bức xạ điện từ cơ bản trong thang sóng điện từ.

-Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được  dòng quang điện bằng dụng cụ thực hành.

10

Bài 10: Lưỡng tính sóng hạt

03

-Mô tả (hoặc giải thích) được tính chất sóng của electron bằng hiện tượng nhiễu xạ electron.

-Vận dụng được công thức bước sóng de Broglie: λ = h/p với p là động lượng của hạt.

11

Bài 11: Quang phổ vạch của nguyên tử

04

-Mô tả được sự tồn tại của các mức năng lượng dừng của nguyên tử.

-Giải thích được sự tạo thành vạch quang phổ.

-So sánh được quang phổ phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ.

-Vận dụng được biểu thức chuyển mức năng lượng hf = E1 – E2.

12

Bài 12: Vùng năng lượng của tinh thể chất rắn

04

-Nêu được các vùng năng lượng trong chất rắn theo mô hình vùng năng lượng đơn giản.
-Sử dụng được lí thuyết vùng năng lượng đơn giản để giải thích được: Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện trở kim loại và bán dẫn không pha tạp; Sự phụ thuộc của điện trở của các điện trở quang (LDR) vào cường độ sáng.

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

- Vật lí 10

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian (1)

Thời điểm (2)

Yêu cầu cần đạt (3)

Hình thức (4)

Giữa Học kỳ 1

45

Tuần 9; tháng 11; năm 2024

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 1

45

Tuần 18; tháng 01; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Giữa Học kỳ 2

45

Tuần 27; tháng 03; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 2

45

Tuần 35; tháng 05; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

- Vật lí 11

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian (1)

Thời điểm (2)

Yêu cầu cần đạt(3)

Hình thức (4)

Giữa Học kỳ 1

45

Tuần 9; tháng 11; năm 2024

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 1

45

Tuần 18; tháng 01; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Giữa Học kỳ 2

45

Tuần 27; tháng 03; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 2

45

Tuần 35; tháng 05; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

- Vật lí 12

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian (1)

Thời điểm (2)

Yêu cầu cần đạt (3)

Hình thức (4)

Giữa Học kỳ 1

45

Tuần 9; tháng 11; năm 2024

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 1

45

Tuần 18; tháng 01; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Giữa Học kỳ 2

45

Tuần 27; tháng 03; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 2

45

Tuần 35; tháng 05; năm 2025

Theo ma trận và bản đặc tả

Viết trên giấy

III. Các nội dung khác (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Nơi nhận:

BGH;

Giáo viên Tổ Vật lí - CN;

Các lớp;

Hồ sơ Tổ.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

 

 

(Đã ký)

 

 

Đinh Thái Quý

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

 

 

(Đã ký)

 

 

Lê Đức Hạnh

Banner

Hội thảo nâng cao năng lực xử lý các vấn đề sư phạm năm học 2019 2020

đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020 2025

topdanang bg

Liên kết website

TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

Ban biên tập Trang thông tin điện tử Trường THPT Phạm Phú Thứ

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM PHÚ THỨ

Điện thoại: 02363.793.223

Email: thptphamphuthu@gmail.com

Địa chỉ: Hòa Sơn - Huyện Hòa Vang - Thành phố Đà Nẵng.