banner logo

Tổ Ngữ Văn - GDCD

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 LỚP 12

Bạn đánh giá: 3 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ

Môn: Giáo dục công dân 12

  1. Lý thuyết

Bài 1

1. Khái niệm pháp luật.

a. Pháp luật là gì?

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

( Nội dung của PL là chuẩn mực về những việc: Được làm, phải làm và không được làm)

b. Các đặc trưng của pháp luật:

- Tính qui phạm phổ biến.

+ Pl là những qui tắc xử sự chung, là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

+ Mỗi quy tắc xử sự thường thể hiện bằng một quy phạm pháp luật.

+ Tính quy phạm làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của PL.

- Tính quyền lực bắt buộc chung.

+ Pl do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.

+ Bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều ị xử lí nghiêm minh theo quy định của PL.

+ Đặc trưng này để phân biệt PL với đạo đức.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

+ Hình thức thể hiện của PL là các văn bản qui phạm PL.

+ Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước được qui định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản QPPL.

+ Các văn bản QPPL nằm trong một hệ thống thống nhất: Văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; nội dung tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không trái với Hiến pháp.

2. Bản chất của Pháp luật.

  1. Bản chất giai cấp của PL:

- PL mang bản chất giai cấp sâu sắc.

- Pl do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

b) Bản chất xã hội của PL:

- Pl bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- PL không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong XH.

- Các quy phạm PL được thực hiện trong thực tiễn đời sống XH, vì sự phát triển của XH.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Trong hàng loạt quy phạm PL luôn thể hiện các quan điểm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhất là trong các lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân sự, văn hóa…

- PL là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

- Những giá trị cơ bản nhất của Pl: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới.

4. Vai trò của PL trong đời sống xã hội.

a. PL là phương tiện để Nhà nước quản lí Xh.

- Không có Pl thì XH sẽ không trật tự, không thể tồn tại và phát triển được.

- Nhờ có PL nhà nước mới phát huy được quyền lực của mình, kiểm tra kiểm soát được hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ.

- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện PL trên toàn XH, đưa PL đi vào đời sống của từng người dân và của toàn XH.

b. PL là phương tiện để CD thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản QPPL, trong đó quy định rõ công dân được làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện các quyền của mình.

- Pháp luật không những quy định quyền của công dân mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền đó.

Bài 2

1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.

Khái niệm thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Các hình thức thực hiện pháp luật.

Sử dụng pháp luật :

Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

­ Thi hành pháp luật :

Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

­ Tuân thủ pháp luật :

Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.

­ Áp dụng pháp luật :

Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

2. Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí

a)Vi phạm pháp luật và những dấu hiệu cơ bản của VPPL

Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật

+ Hành vi đó có thể là hành động - làm những việc không được làm theo quy định của PL hoặc không hành động - không làm những việc phải làm theo quy định của PL

+ Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

­ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

   Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.

­ Thứ ba, người vi phạm PL phải có lỗi.
     Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.

Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

* Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì lợi ( Luật PCTN ban hành năm 2005 sữa đổi năm 2007 và 2012)

- Các đặc trưng của tham nhũng: Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn; chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao; mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi

b.Trách nhiệm pháp lí :

Trong lĩnh vực pháp lí, trách nhiệm pháp lí được hiểu theo hai nghĩa sau :

- Thứ nhất, có nghĩa là nghĩa vụ

- Thứ hai, những hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện, hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình mà pháp luật quy định. Đây là thái độ xử lí của nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội.

Tóm lại, trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Ý nghĩa trách nhiệm pháp lí:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật

+ GD, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

c) Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

* Vi phạm hình sự: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.

- TNHS: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm .

* Vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .

- TNHC: Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật . Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

*Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác.

- TNDS: Người có hành vi VP dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo PL

*Vi phạm kỉ luật: Là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước… do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.

- TNKL: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…

 

  1. Một số câu trắc nghiệm minh họa

Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước được gọi là

A. đạo đức.                 B. pháp luật.               C. phong tục.           D. tôn giáo.

Câu 2: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng

A. chỉ thị của nhà nước.                                 B. quyền lực nhà nước.

C. quan điểm của nhà nước.                            D. chính sách nhà nước.

Câu 3: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.               B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quy định rộng rãi.                             D. Tính chặt chẽ, cụ thể.

Câu 4: Pháp luật do nhà nước ban hành và bắt buộc đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.              B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quy định cụ thể về hình thức.           D. Tính cụ thể, công bằng.

Câu 5: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung do cơ quan cấp dưới ban hành là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.               B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.                          

D. Tính xác định chăt chẽ về nội dung.       A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.              

Câu 6: Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                        B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.   D. Tính quần chúng nhân dân.

Câu 7: Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ?

A. Tính quy phạm phổ biến.              B. Tính cụ thể về mặt nội dung.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.    D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 8: Các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Sự đồng nhất tuyệt đối về nội dung.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.             D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 9: Để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác phải dựa vào đặc trưng nào sau đây?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                       B. Tinh quy phạm phổ biến.

C. Tính thống nhất về tư tưởng.                             D. Tính cụ thể về hình thức.

Câu 10: Các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp, không được trái với nội dung của văn bản nào sau đây?

A. Hiến pháp.               B. Điều lệ.               C. Nghị định.               D. Thông tư.

Câu 11: Đặc trưng nào sau đây là ranh giới để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                 B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến.                             D. Tính bảo mật hệ thống.

Câu 12: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật ?

A. Tính nghiêm túc.                                     B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính nhân dân và xã hội.                         D. Tính quần chúng rộng rãi.

Câu 13: Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.                          B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Hiệu lực tuyệt đối.                                   D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.

Câu 14: Tính quy phạm phổ biến làm nên sự bình đẳng và giá trị nào sau đây của pháp luật?

A. Công bằng.         B. Khác biệt.       C. Đối lập.           D. Bất biến.      

Câu 15: Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để công dân

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.      B. thực hiện quyền của mình.

C. thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.    D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.

Câu 16: Trên cơ sở Luật Giáo dục, học sinh thực hiện quyền học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để công dân

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.      B. thực hiện quyền của mình.

C. thực hiện nhu cầu của bản thân.              D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.

Câu 17: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm

A. Thi hành pháp luật.                               B. Xây dựng pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.                             D. Ban hành pháp luật.

Câu 18: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng đắn các quyền của mình làm những gì mà pháp luật

A. quy định phải làm.                                  B. cho phép làm.

C. quy định làm.                                           D. không cho phép làm.

Câu 19: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản dưới luật

A. nghị quyết.                                              B. luật hôn nhân và gia đình.

C. chỉ thị.                                                     D. nghị định.

Câu 20: Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật?

A. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nghị quyết của Quốc hội.

C. Nghị quyết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Câu 21: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán?

A. Pháp luật.                B. Đạo đức.              C. Kinh tế.                D. Chính trị.

Câu 22: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) là ngày nào?

A. Ngày 8 tháng 11.                                      B. Ngày 9 tháng 11.

C. Ngày 10 tháng 11.                                    D. Ngày 11 tháng 11.

Câu 23: Thực hiện pháp luật là hành vi

A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.                 B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức.           D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.

Câu 24: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép?

A. Áp dụng pháp luật.                                   B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.                                  D. Sử dụng pháp luật.

Câu 25: Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm3 là­ hình thức thực hiện nào của pháp luật?

A. Áp dụng pháp luật.                                   B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.                                  D. Sử dụng pháp luật.

Câu 26: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện quyền, không thực hiện cũng không bị ép buộc phải thực hiện?

A. Áp dụng pháp luật.                                   B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.                                  D. Sử dụng pháp luật.

Câu 27: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?

A. Áp dụng pháp luật.                                   B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.                                  D. Sử dụng pháp luật.

Câu 28: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. áp dụng pháp luật.   B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.

Câu 29: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật?

A. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.

B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.

C. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.

D. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ.

Câu 30: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức sử dụng pháp luật?

A. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.

B. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.

C. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ.

D. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.

Câu 31: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. quy định phải làm.                                   B. không cho phép làm.

C. quy định cho làm.                                     D. cho phép làm.

Câu 32: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Thi hànhPL.            B. Sử dụng PL.         C. Áp dụng PL.        D. Tuân thủ PL.

Câu 33: Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà

A. xã hội kì vọng.         B. pháp luật cấm.      C. tập thể hạn chế.    D. đạo đức chi phối.

Câu 34: Trường hợp nào dưới đây là hình thức áp dụng pháp luật?

A. Xử phạt hành chính trong giao thông.       B. Đăng kí kết hôn theo luật định.

C. Xử lí thông tin liên ngành.                        D. Sử dụng dịch vụ truyền thông.

Câu 35: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải

A. hủy bỏ mọi thông tin.                               B. chịu trách nhiệm hình sự.

C. chịu khiếu nại vượt cấp.                           D. hủy bỏ đơn tố cáo.

Câu 36: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và

A. giao dịch dân sự.                                      B. trao đổi hàng hóa.

C. chuyển nhượng tài sản.                             D. công vụ nhà nước.

Câu 37: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi phạm

A. kỷ luật.                    B. dân sự.                 C. hành chính.          D. hình sự.

Câu 38: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

A. quy tắc quản lí xã hội.                              B. quy tắc quản lí của nhà nước.

C. quy tắc kỉ luật lao động.                           D. nguyên tắc quản lí hành chính.

Câu 39: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân quy định trong Bộ luật

A. Hôn nhân và gia đình.                              B. Tố tụng Dân sự.

C. Hình sự.                                                   D. Tố tụng Hình sự.

Câu 40: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi

A. thay đổi quan hệ công vụ.                         B. nguy hiểm cho xã hội.

C. ành hưởng quy tắc quản lí.                        D. tác động quan hệ nhân thân.

  • Bài tập tự luận

Câu 1

Chị H sinh năm 2001 và anh T sinh năm 2000, họ yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng bố chị H muốn chị kết hôn với người khác nên đã cản trở việc kết hôn của chị với lý do chị chưa đủ tuổi kết hôn. Thuyết phục bố không được, chị đã viện dẫn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Sau đó bố của chị H đã phải chấp thuận cho hôn nhân của chị.

a. Theo em, trong tình huống trên đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? Kể tên các đặc trưng của pháp luật nước ta đã quy định?

b. Nếu em là chị H, em hãy vận dụng những hiểu biết của mình về pháp luật để trình bày cho bố của mình hiểu và vui vẻ tán thành cho hai người lấy nhau?

Câu 2

Anh T là phó giám đốc, cô G là kế toán, chị H là nhân viên cùng công tác tại sở X. Vì cần tiền để lướt sóng bất động sản kiếm lời, nên anh T cùng cô G làm con dấu và chữ ký giả để rút tạm ứng số tiền 5 tỉ đồng của cơ quan. Phát hiện hành vi này chị H đã tố cáo lên cơ quan cấp trên. Biết chuyện, anh T đã tạo bằng chứng giả chị H vi phạm để giám đốc kí quyết định buộc thôi việc đối với chị H. Bức xúc, chồng chị H là anh U nhân viên tại sở Y đã chặn đường, đánh anh T trọng thương.

a. Trong tình huống trên, anh T và cô G cùng vi phạm pháp luật loại nào?

b. Em đã dựa trên những dấu hiệu nào để xác định hành vi của những nhân vật trên là hành vi vi phạm pháp luật?

Banner

Hội thảo nâng cao năng lực xử lý các vấn đề sư phạm năm học 2019 2020

đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020 2025

topdanang bg

Liên kết website

TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

Ban biên tập Trang thông tin điện tử Trường THPT Phạm Phú Thứ

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM PHÚ THỨ

Điện thoại: 02363.793.223

Email: thptphamphuthu@gmail.com

Địa chỉ: Hòa Sơn - Huyện Hòa Vang - Thành phố Đà Nẵng.